Tin kinh tế chiều 21-04-2015: Việt Nam "vượt mặt" Trung Quốc và Ấn Độ trong xếp hạng BPO - Thị trường căn hộ Hà Nội vừa hồi phục đã đối diện nguy cơ đẩy giá

  • Cập nhật : 21/04/2015

 Việt Nam "vượt mặt" Trung Quốc và Ấn Độ trong xếp hạng BPO

Năm 2015, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng những nước cung cấp dịch vụ “Thuê ngoài tác nghiệp” (BPO) tốt nhất trên thế giới, vượt xa cả Trung Quốc và Ấn Độ.
 
Dựa trên việc phân tích các yếu tố về chi phí, rủi ro và các điều kiện hoạt động… Việt Nam được xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng BPO. Đây là một bước nhảy vọt của Việt Nam, bởi năm 2014, Việt Nam mới chỉ xếp ở vị trí thứ 5. Bảng xếp hạng trên được đưa ra bởi Tập đoàn Tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield nổi tiếng của Mỹ.
 
“Thuê ngoài tác nghiệp” (BPO) hay “Dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp”, “Thuê ngoài quy trình kinh doanh”… là một thuật ngữ dùng để chỉ việc thuê ngoài một đối tác cung cấp các dịch vụ quản lý hằng ngày, quy trình thanh toán, chăm sóc khách hàng, nhập dữ liệu… để giúp một doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
 
Lý giải vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng, ông Richard Middleton - giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, thị trường BPO Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhiều chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy lĩnh vực gia công phần mềm. 
 
Ông nói thêm, do số lượng dân số ở phân khúc trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi của Việt Nam đang ngày càng tăng. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người tham gia vào thị trường lao động cũng là một thế mạnh.
 
“Các chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng giúp ngành công nghiệp phần mềm phát triển với tốc độ nhanh chóng với hơn 1.000 công ty và lực lượng lao động lên tới 80.000 người” – ông cho biết.
Ông Richard Middleto cho rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những nhà gia công phần mềm xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhà cung cấp dịch vụ BPO và gia công công nghệ thông tin lớn thứ hai của Nhật Bản, chỉ sau Philippines.
 
"Mặc dù không phải là nơi có dịch vụ gia công phần mềm rẻ nhất thế giới, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến rất cạnh tranh so với các quốc gia khác. Hơn nữa, việc chi phí lao động tại Ấn Độ và Trung Quốc tăng trong thời gian gần đây cũng là một lý do đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu năm 2015” – ông nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, danh sách này không tính đến giá trị tổng thể. Nếu theo tiêu chí này, Ấn Độ vẫn là thị trường BPO lớn nhất thế giới với 2,8 triệu nhân công và 19 tỷ USD giá trị xuất khẩu các dịch vụ BPO trong năm 2014. Sau đó đến các nước như Philippines,Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và Sri Lanka.
 
Những đánh giá đáng mừng
 
Những đánh giá đáng khích lệ về kinh tế Việt Nam được nhiều tổ chức hàng đầu thế giới đưa ra là tín hiệu khả quan. Liên Hiệp Quốc cho rằng những chiến lược và nỗ lực của Việt Nam đã đưa đất nước từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo khó trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng.  Điều đó rất đáng ghi nhận và hứa hẹn một sự phát triển mới trong tương lai.
 
Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng, những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu bắt nguồn từ những cải cách kinh tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
 
Theo Ngân hàng thế giới (WB), trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,4%/năm. Tuy tăng trưởng kinh tế còn thấp và nằm dưới mức tiềm năng nhưng Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Lạm phát giảm từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2011 xuống còn 4,2% tháng 8/2014. Xuất khẩu vẫn là cỗ máy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.
 
Bên cạnh đó,  Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới kể từ năm 1990 và đạt thu nhập trung bình vào năm 2010. 
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã suy giảm từ mức trung bình 7,3% trong những năm 2000-2007 xuống 5,7% trong 2008-2013, do những cải cách cơ cấu diễn ra chậm và tình trạng thiếu ổn định trên toàn cầu.
 
Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam có tiềm năng để trở thành “con hổ” châu Á. Cơ sở cho sự cất cánh đó được Bloomberg đã chỉ ra, rằng kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu của sự bứt phá như, năm 2014, Việt Nam đã vượt qua các đối tác trong khu vực để trở thành nước dẫn đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về xuất khẩu sang Mỹ. 
 
Tiếp đó, báo cáo “Thế giới năm 2050” của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014-2050. 
 
PwC nhận định, không chỉ là quốc gia Đông Nam Á có lợi thế về chi phí sản xuất rẻ hơn thay thế nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam còn là điểm đến ổn định về chính trị cho những doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn mở rộng đầu tư trong khu vực trong bối cảnh xảy ra những bất đồng Trung-Nhật.
-------------------------
"Lộ sáng" những thương vụ M&A ngân hàng "khủng"
 3 thương vụ M&A ngân hàng lớn trong năm nay đã được công bố là: PGBank về một nhà với VietinBank, MHB sáp nhập vào BIDV, Southern Bank vào Sacombank. Theo dự báo, “đỉnh sóng” sáp nhập ngân hàng sẽ dâng cao vào thời điểm giữa năm nay. 
 
Sau nhiều ngày chờ đợt, phương án sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã được cổ đông ngân hàng này thông qua tại đại hội cổ đông chiều 20/4.
 
Ông Mạch Thiệu Đức, chủ tịch ngân hàng cho biết, tiến trình sáp nhập 2 nhà băng đã đi được 90% quãng đường. Theo đó, kế hoạch sáp nhập của hai ngân hàng này sẽ được hoàn thành trong nửa đầu năm.
 
Còn ông Trầm Bê, Cố vấn cao cấp của Southern Bank, đồng thời là Phó chủ tịch thường trực Sacombank cho hay, phương án sáp nhập giữa hai bên sẽ thực hiện trong quý II/2015.
 
Về tỷ lệ sáp nhập, ông Bê cho biết, hai bên ngân hàng trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phương án tỷ lệ 0,75 cổ phiếu Sacombank đổi 1 cổ phiếu Southern Bank. Hiện tại, ngân hàng đang chờ Thống đốc phê duyệt phương án sáp nhập.
 
Trước đó, BIDV đã trình cổ đông phương án sáp nhập Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1. Với phương án sáp nhập, BIDV sẽ phát hành 336,9 triệu cổ phiếu để hoán đổi với MHB tỷ lệ 1:1.
 
Với nguyên tắc “giữ nguyên trạng và hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1”, BIDV cho hay, việc sáp nhập dự kiến không gây xáo trộn về hoạt động kinh doanh cũng như biến động trước, trong và sau khi sáp nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu này lại khiến cổ đông của BIDV băn khoăn.
 
Trả lời câu hỏi tỷ lệ hoán đổi 1:1 (tức 1 cổ phiếu MHB đổi ngang 1 cổ phiếu BIDV) được ngân hàng tính toán thế nào, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV cho hay: MHB và BIDV đều do Ngân hàng Nhà nước sở hữu tỷ lệ lớn nên cổ đông lớn này không hề có ảnh hưởng. Với cổ đông nhỏ, trong ngắn hạn, sự lo ngại là đúng vì giá BIDV trên thị trường đang cao hơn đáng kể so với MHB.
 
Cũng theo Chủ tịch BIDV, sau khi được cổ đông thông qua, HĐQT sẽ thực hiện nhanh các thủ tục cần thiết, đúng quy định để hoàn tất sáp nhập vào cuối tháng 5.
 
Thông qua phương án sáp nhập PGBank tại phiên họp đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 14/4, lãnh đạo VietinBank tiết lộ, sáp nhập sẽ tạo cơ hội cho VietinBank đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu thông qua việc kết hợp với PGBank và Petrolimex (cổ đông lớn của PGBank). Dự kiến, 1 cổ phiếu PGBank sẽ đổi được 0,9 cổ phiếu CTG.
 
Được biết, trong quý I VietinBank và PGBank đã hoàn thành hợp đồng sáp nhập và dự kiến được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận về mặt nguyên tắc vào tháng 6 tới.
 
Như vậy, đến thời điểm này, 3 thương vụ M&A ngân hàng lớn trong năm 2015 đã “lộ sáng” qua các phiên đại hội cổ đông. Với phương án mà các ngân hàng đưa ra, có thể thấy “đỉnh sóng” sáp nhập ngân hàng sẽ được thiết lập vào giữa năm nay.
 
Ở một diễn biến khác, tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hang TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
 
Sẽ còn bao nhiêu cặp đôi ngân hàng được sáp nhập, hợp nhất? Và sau khi hợp nhất, những cái tên nào sẽ bị xoá sổ trên thị trường? Với 4 thương vụ trên, mới chỉ có VietinBank công bố tên ngân hàng sau sáp nhập.
 
Hiện thị trường vẫn còn đang đồn đoán về thương vụ sáp nhập tiếp theo là Nam A Bank và Eximbank. Giới đầu tư kỳ vọng thông tin sẽ được rõ hơn tại phiên họp của Eximbank, tuy nhiên, ngân hàng này bất ngờ thông báo hoãn đến “thời điểm khác thuận lợi hơn theo luật định”. Theo kế hoạch ban đầu đã gửi tới cổ đông, ngân hàng sẽ tổ chức đại hội cổ đông vào sáng mai 22/4.
 
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, NHNN đang thực hiện đúng lộ trình của quá trình tái cơ cấu với quan điểm đảm bảo cho việc tái cơ cấu nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước và tránh đổ vỡ hệ thống.
 
Được biết, trong năm nay sẽ còn 5 đến 8 ngân hàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu. Ngoài sự tự nguyện hợp nhất như giai đoạn trước, quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiện nay sẽ quyết liệt hơn.
 
“Giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ có những tổ chức tín dụng mạnh hơn và thông qua đó để xử lý ngân hàng yếu như ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ; hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do NHNN trực tiếp xử lý. Việc tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng, NHNN sẽ triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm 2015; 6 tháng còn lại sẽ triển khai tiếp”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nhấn mạnh.
-------------------------
Lãi suất huy động và cho vay sẽ còn giảm tiếp
 Nhận định về xu hướng lãi suất, trên 50% các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay giảm nhẹ trong quý II/2015 (giảm 0,6-0,7%) và khoảng 60% TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tính đến cuối năm 2015 sẽ giảm so với cuối năm 2014. 
 
Lợi nhuận có xu hướng cải thiện
 
Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Việt Nam quý II/2015. Kết quả điều tra cho thấy, tình hình kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục xu hướng cải thiện trong quý I/2015 và được kỳ vọng cải thiện rõ nét trong quý II và cả năm 2015 so với năm 2014.
 
Theo nhận định của các TCTD, các nhân tố nội tại của TCTD đang tiếp tục có những cải thiện đáng kể, các nhân tố khách quan cũng có những diễn biến tích cực nhưng chưa được như kỳ vọng của TCTD.
 
Hơn nửa số TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của họ cải thiện trong quý I/2015 và 1/3 TCTD nhận định tình hình kinh doanh được duy trì ổn định. Tình hình kinh doanh được các TCTD kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong quý II/2015 và cải thiện rõ rệt trong năm 2015 so với năm 2014, với 86% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể của năm 2015 sẽ tốt hơn so với năm 2014, trong đó có 41% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ được cải thiện nhiều.
 
Thị trường lao động ngành ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2015 với trên 60% TCTD cho rằng họ đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại, vì vậy 55% TCTD cho biết đã tăng lao động trong quý I, 52% TCTD dự kiến tuyển thêm lao động trong quý II, tính chung trong cả năm 2015, có 74,3% TCTD dự kiến tăng lao động so với cuối năm 2014, chỉ có 3% TCTD dự kiến giảm bớt lao động trong năm 2015.
 
Trong 2 quý đầu năm 2015, 63% TCTD cho biết đã hoặc dự kiến sẽ giữ nguyên các mức giá sản phẩm dịch vụ, 25-30% TCTD đã hoặc dự kiến sẽ giảm giá bình quân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tập trung chủ yếu vào giảm nhẹ lãi suất biên (39% TCTD) và giữ ổn định mức phí dịch vụ (80,5% TCTD).
 
Tính đến cuối năm 2015, 43% TCTD dự kiến “giữ nguyên” mức giá bình quân sản phẩm dịch vụ của mình so với năm 2014, 38% TCTD dự kiến “giảm nhẹ”.
 
Kể từ tháng cuối của quý I vừa qua, các TCTD cho biết nhu cầu vay vốn đã có biểu hiện tăng tốc và có thể sẽ là nhu cầu gia tăng mạnh nhất trong năm 2015.
 
Mặt bằng lãi suất được kỳ vọng giảm nhẹ
 
Nhận định về xu hướng lãi suất, trên 50% các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay giảm nhẹ trong quý II/2015 (bình quân kỳ vọng giảm 0,6-0,7%) và khoảng 60% TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tính đến cuối năm 2015 sẽ giảm so với cuối năm 2014 (bình quân kỳ vọng giảm khoảng 0,87-1,1%/năm), trong đó lãi suất cho vay được nhiều TCTD kỳ vọng giảm hơn so với lãi suất huy động.
 
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống năm 2015 được kỳ vọng đạt gần 15%; tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt gần 17%; cơ cấu nguồn vốn huy động có sự dịch chuyển dần sang các kỳ hạn dài
 
Trên cơ sở kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng huy động vốn của từng TCTD, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân toàn hệ thống trong cả năm 2015 dự kiến đạt 14,89% cao hơn so với kỳ vọng của cùng kỳ năm trước (14,4%) và kỳ vọng ghi nhận tại cuộc điều tra cuối năm 2014 (14,35%). Huy động VNĐ được kỳ vọng tăng nhanh hơn so với huy động vốn bằng ngoại tệ.
 
Xét về cơ cấu kỳ hạn huy động vốn, trên 90% TCTD nhận định các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm sẽ tăng trong yuý II và trong cả năm 2015 so với năm 2014, cao hơn so với kỳ vọng các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ tăng trong cùng kỳ. Đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm, 75% TCTD kỳ vọng tăng trong quý II và tính đến cuối năm 2015, có tới 95% TCTD nhận định loại tiền gửi này sẽ tăng lên (cao hơn mức tăng của tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng và xấp xỉ mức tăng của tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm). Như vậy, các TCTD kỳ vọng mạnh mẽ về sự chuyển dịch cơ cấu của nguồn vốn huy động theo hướng càng ngày càng dài hạn, bền vững, ổn định hơn.
 
Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy, các TCTD đã nâng mạnh mức kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của hệ thống ngân hàng trong năm 2015 từ 14,57% (tại cuộc điều tra tháng 12/2014) lên 16,93% tại cuộc điều tra lần này.
-----------------------------
Thị trường căn hộ Hà Nội vừa hồi phục đã đối diện nguy cơ đẩy giá
Thị trường căn hộ Hà Nội vừa hồi phục trở lại không lâu, hiện tượng đẩy giá, làm giá căn hộ đã xuất hiện khá phổ biến tại nhiều dự án. 
 
Thanh khoản tăng cao
 
Quý I/2015, thanh khoản bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ vẫn duy trì ở mức khá cao. Đặc biệt, nhiều dự án bất ngờ tăng giá bán khi thị trường có xu hướng phục hồi rõ nét hơn năm 2014.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng sản phẩm được giao dịch tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM đều cao hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, tại Hà Nội, lượng căn hộ giao dịch thành công đạt gần 4.000 căn; trong khi tại TP. HCM, con số này là trên 4.200 căn.
 
Báo cáo nghiên cứu của các đơn vị tư vấn như Savills, CBRE đều đưa ra những đánh giá khả quan. Tuy nhiên, số liệu thống kê công bố có sự khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau khá lớn.
 
Cụ thể, theo số liệu của CBRE, trong quý I/2015, lượng căn hộ mở bán mới tại Hà Nội là 4.880 căn, lượng căn hộ giao dịch đạt 3.080 căn. Còn số liệu Savills công bố cho thấy, số lượng căn hộ đã được bán lên tới hơn 5.600 căn.
 
Mặc dù đưa ra số lượng giao dịch thấp hơn số liệu của Savills, nhưng CBRE cho biết, số lượng giao dịch thực tế của thị trường căn hộ có thể lớn hơn rất nhiều.
 
Thanh khoản tăng khiến hàng loạt dự án căn hộ được mở bán. Sau lễ mở bán, các đơn vị đều công bố lượng sản phẩm được khách đặt mua rất lớn. Không ít dự án, chỉ sau một thời gian ngắn công bố mở bán, đơn vị phân phối và chủ đầu tư đã phải thông báo… hết hàng, như dự án FLC 36 Phạm Hùng, dự án 283 Khương Trung, hay dự án Scitech Tower Hồ Tùng Mậu...
 
Và “hội đồng” làm giá
 
Cùng với việc tăng thanh khoản, không ít dự án căn hộ đã xuất hiện tình trạng tăng giá bán.
 
Nếu như việc tăng giá bán tại các dự án đang hoàn thiện dễ được khách hàng chấp nhận vì chi phí vốn dự án tăng, thì tại các dự án mới triển khai, việc tăng giá bán cho thấy tình trạng “làm giá” hội đồng giữa đơn vị phân phối và chủ đầu tư.
 
Tại đợt mở bán lần 2 căn hộ dự án HongKong Tower, quận Đống Đa, mới đây, mức giá mở bán đã bị đẩy lên cao hơn đợt 1 (được mở bán trước đó không lâu) gần 10 triệu đồng/m2, dù dự án chỉ vừa xong móng.
 
Hay tại dự án Home City (đường Trung Kính) của chủ đầu tư Văn Phú Invest, mức giá tại đợt mở bán sau cũng được điều chỉnh so với đợt mở bán đầu tiên gần 2 triệu đồng/m2, dù dự án chỉ vừa chuyển qua giai đoạn thi công phần đế.
 
Và mới đây nhất, dự án CT4 Trung Yên (quận Cầu Giấy) của Vimeco, dù vẫn chưa hoàn thiện móng, nhưng các hợp đồng góp vốn cũng đã kịp điều chỉnh với tiền chênh 300 - 400 triệu đồng so với giá hợp đồng góp vốn ban đầu.
 
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, tại nhiều dự án, do chi phí vốn đã rất cao, nhiều đơn vị phân phối thậm chí còn tư vấn chủ đầu tư tăng giá bán, nên giá bán ra thị trường có thể cao. Việc tăng giá bán có lợi cho chủ đầu tư, nhưng khách hàng vẫn chấp nhận và đơn vị phân phối vẫn bán được sản phẩm. Điều này khá bình thường ở những dự án đã cơ bản hoàn thiện, tuy nhiên, điểm đáng chú ý là ngay tại một số dự án mới triển khai, tiền chênh và giá bán vẫn tăng vùn vụt, cho thấy dấu hiệu “làm giá” rất rõ của chủ đầu tư và đơn vị phân phối.
 
“Lợi dụng thị trường căn hộ tăng thanh khoản, thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp trước khi mở bán chính thức vẫn lén bán số lượng căn hộ hạn chế dưới dạng ‘suất ngoại giao’ để làm giá, sau đó tăng giá khi chính thức đưa ra thị trường. Việc tăng giá bán này được giải thích bởi nhiều lý do, nhưng lý do thuyết phục được các đơn vị nhắc đến vẫn là… do thị trường quyết định!”, Giám đốc một đơn vị phân phối có tiếng tại Hà Nội cho biết.
 
Việc chủ đầu tư bắt tay với đơn vị phân phối làm giá căn hộ cũng được đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trần Ngọc Quang cảnh báo trong một hội thảo về bất động sản mới đây. Theo ông Quang, hiện tượng làm giá căn hộ và việc thị trường phát triển quá nóng sau khi đã trải qua thời gian dài khó khăn, sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí, vị chuyên gia này nhấn mạnh, tình trạng này có nguy cơ khiến thị trường trở nên nguội lạnh trong thời gian tới.
------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo