Tin kinh tế sớm 07-04-2015: Giấc mơ ôtô Việt: Vì đâu nên nỗi? - Đất “treo” gần 20 năm được cắt cho doanh nghiệp làm khách sạn 5 sao (?!)

  • Cập nhật : 07/04/2015

 Giấc mơ ôtô Việt: Vì đâu nên nỗi?

Tại cuộc họp báo về hoạch kinh doanh năm 2015 mới đây, ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam (TMV), cho biết trước kế hoạch giảm thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN xuống 0% từ năm 2018, TMV đang cân nhắc quyết định có tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hay nhập khẩu.
 
Ngập tràn ưu đãi
 
Đại diện hãng sản xuất, lắp ráp xe ô tô hàng đầu Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính là do chúng ta quá thiếu doanh nghiệp (DN) phụ trợ đủ cung cấp cho sản xuất của họ. DN này thường xuyên phải đi nhập khẩu linh kiện với chi phí cao và nếu năm 2018 thuế suất giảm xuống 0%, giá sản xuất trong nước sẽ cao hơn nhập khẩu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc cào bằng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang giết chết chủ chương nội địa hóa.
 
Theo Hiệp định về Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), đến năm 2018 thuế nhập khẩu (NK)  ô tô của các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ bằng 0%. Vì vậy theo ông Chủ tịch Toyota Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì: “Đây là vấn đề lớn. Chọn sản xuất hay nhập khẩu là quyết định không chỉ riêng chúng tôi mà tất cả các nhà sản xuất khác của VAMA. Để sản xuất ra một chiếc xe, cần phải chuẩn bị 3 năm, đây là thời điểm quan trọng. Tất cả DN đều trong giai đoạn đưa ra những quyết định sống còn”.
 
Than thân, trách phận là vậy nhưng tính đến nay Việt Nam đã có lịch sử 20 năm hình thành ngành công nghiệp ô tô và 13 năm xây dựng chiến lược phát triển ngành với trọng tâm nội địa hóa (NĐH) là cốt lõi từ năm 2002. Cũng vì muốn Việt Nam có một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa, Chính phủ đã 3 lần phê duyệt Quyết định phát triển cho ngành này.
 
Ban đầu là quyết định 175/2002/QĐ-TTg và Quyết định 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu 2005, các DN ô tô phải đạt tỷ lệ NĐH đối với dòng xe phổ thông là 40% và đến 2010 đạt 60%; đối với xe cao cấp tỷ lệ NĐH đến năm 2010 đạt 35-40%.  Năm 2007, Chính phủ thêm quyết định xếp công nghiệp ô tô vào “công nghiệp mũi nhọn” với hàng loạt ưu đãi chính sách, thuế đất, phí nhập khẩu… Tuy nhiên, đến năm 2010, tỷ lệ xe ô tô sản xuất tại Việt Nam được NĐH vẫn “lẹt đẹt”.
 
Tháng 7/2014, Chính phủ phê duyệt Quyết định Số 1211/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong Quyết định này, đến năm 2020, xe ô tô đến 9 chỗ - ô tô tải phải có tỷ lệ NĐH từ thấp nhất là 30 cao nhất là 45%, năm 2025 là 40 - 70%, 2030 là 50 - 75% xe chuyên dùng thấp nhất là 25% và cao nhất là 60%.
 
Tuy nhiên, tỷ lệ NĐH yêu cầu trong Quyết định 1211 đang là “thách thức” đối với các DN ngành ô tô bởi thực tế theo báo cáo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI) - Bộ Công thương, tỷ lệ NĐH của các DN ô tô tại Việt Nam hiện chỉ dưới 10%. Không DN nào đáp ứng được yêu cầu NĐH của Chính phủ đặt ra. Hai DN là Toyota và Trường Hải có tỷ lệ NĐH cao nhưng số dòng xe đạt 40% tỷ lệ NĐH chỉ đếm đầu ngón tay.
 
Theo nhiều chuyên gia, ưu đãi quá lớn về chính sách cho ngành kinh tế mũi nhọn, lĩnh vực công nghệ cao đối với công nghiệp ô tô như: miễn giảm thuế TTĐB, tiền thuê đất, máy móc, thiết bị, giảm thuế nhập linh phụ kiện… đã khiến nhiều DN liên doanh được hưởng lợi trong khi chúng ta lại không ràng buộc rõ trách nhiệm khi không đạt mục tiêu. Đáng lẽ, tỷ lệ NĐH xe thông thường năm 2005 phải đạt 40%, nhưng kéo tận 2010 vẫn không đạt được, đến nay chỉ số rất ít dòng xe đạt được.
 
“Cào bằng” thuế tiêu thụ đặc biệt, thủ tiêu nội địa hóa?
 
Mới đây, đề xuất tăng thuế TTĐB của Bộ Công thương đã bị bác bỏ vì Luật Thuế TTĐB vừa được Quốc hội thông qua tháng 10/2014, có hiệu lực năm 2016 và phải 3 năm nữa, tức là (2019) mới có thể điều chỉnh được. Về góc độ người tiêu dùng đây là tin vui, bởi người sở hữu các dòng xe sang, có dung tích từ 3.0L đến 6.0L vẫn chỉ chịu chung mức thuế 60% thay vì đề xuất là từ 70% – 195%. Tuy nhiên, đứng ở góc độ doanh nghiệp và thị trường, đây là tin không hề vui.
 
Theo nhiều chuyên gia, thuế TTĐB hiện hành không khiến DN yên tâm chọn dòng xe chiến lược để NĐH. Đại diện Vụ Công Nghiệp nặng Bộ Công Thương mới đây lý giải đề xuất tăng thuế TTĐB của Bộ. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, để thúc đẩy nội địa hóa ô tô, Nhà nước ưu tiên người tiêu dùng bằng việc giảm bớt thuế TTĐB đối với các dòng xe có dung tích xilanh thấp còn tăng thuế TTĐB cao đối với dòng xe có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên. Vì vậy, đường phố của các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc đều vẫn lưu hành những dòng xe bình dân, với dung tích xilanh 1.0L, 1.5L, 2.0L. Các cơ quan Nhà nước, khu vực công chỉ được quyền mua sắm xe nội địa.
 
Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, những dòng xe có dung tích xi lanh dưới 1,5L – 2.0L đều có thuế TTĐB như nhau là 45%; xe có dung tích từ 2,5L – 3.0L cao hơn là 50% và trên 3,5 – 6.0L là 60%. Đề xuất mới đây của Bộ Công Thương đánh thuế 30% - 45% với xe dung tích từ 1.5L – 2.0L, còn đánh thuế TTĐB từ 70% – 195% đối với dòng xe 3.0L - 6.0L đã bị bác bỏ với lý do trên.
 
Theo ông Bùi  Ngọc Huyên - Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), “Các linh phụ kiện, nhất là động cơ của các dòng xe có dung tích xi lanh 3.0L trở lên đắt gấp từ hàng chục đến hàng trăm lần so với xe có dung tích 1.5L. Mặt khác, để sản xuất ra chúng, cần phải đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, công nghệ nguồn, quy mô lớn và nhiều năm kinh nghiệm. Các DN phụ trợ trong nước dù lớn cũng không thể đáp ứng được, nên các DN sản xuất và lắp ráp ô tô đều nhập khẩu các linh kiện”.
 
Ông Huyên nói tiếp, “Nếu chúng ta cứ đánh thuế TTĐB có tính chất “cào bằng”, người dân thích những dòng xe công suất lớn thì sẽ thách đố các DN sản xuất phụ trợ trong nước. Vẫn biết người ta thích xe đẹp, công suất lớn nhưng rất nhiều người muốn xe bình dân, dung tích thấp đủ để đi thôi nhưng lại bị đánh thuế TTĐB quá cao, dân không thể mua được”.
-----------------------
Đất “treo” gần 20 năm được cắt cho doanh nghiệp làm khách sạn 5 sao (?!)
Khu hành chính trung tâm tỉnh được quy hoạch từ năm 1996, cho đến nay, dự án treo này khiến khoảng 300 hộ dân khốn khổ gần 20 năm qua. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi chia 1 phần đất cho doanh nghiệp xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao hơn 27.000m2.
 
Dân trí ngày 18/4/2014 đăng bài phản ánh bài “Quy hoạch “treo”, dân nghèo khốn khổ” đề cập đến tình trạng của 300 hộ dân ở tổ 14 (phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi) sống trên vùng đất quy hoạch treo thuộc dự án Khu hành chính trung tâm tỉnh, dưới những ngôi nhà tồi tàn, xập xệ và không được phép sửa chữa hoặc xây dựng mới.
 
Từ nỗi bức xúc của người dân, đến ngày 11/3/2015, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất điều chỉnh quy hoạch để xây dựng khu đô thị với quy mô diện tích 52.360m2 (tổng diện tích quy hoạch dự án 155.542m2) để bố trí tái định cư tại chỗ khoảng 310 lô đất ở.
Tuy nhiên, đến ngày 15/3, doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao nằm trong phần đất quy hoạch Khu hành chính trung tâm tỉnh. Ngay lập tức, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy với quy hoạch, bao gồm đất tái định cư còn 250 lô (30.816m2), đất cho doanh nghiệp làm dự án với 27.288m2, xây dựng công trình trung tâm hành chính trên diện tích 40.052m2, hệ thống giao thông 27.331m2 và khu vực quảng trường, cây xanh với 25.555m2.
 
Ông Lê Viết Chữ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: “Phương án này có lợi thế lớn là kết hợp được hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung giữa khu tái định cư và khu tổ hợp trung tâm thương mại – khách sạn, tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ hội về việc làm cho người dân tái định cư. Đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị trong quá trình xây dựng và nâng cấp thành phố Quảng Ngãi lên đô thị loại II”.
 
Gần 20 năm qua, 300 hộ dân ở vùng quy hoạch dự án Khu hành chính trung tâm tỉnh sống thấp thỏm trong căn nhà “tử thần”. Nay dự án lại tiếp tục điều chỉnh quy hoạch khi có doanh nghiệp can thiệp. Và người dân lại tiếp tục chờ…!
---------------------------
Thách thức cho người dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan
Năm 2014, trong khi tỉ lệ tăng trưởng của thị trường cà phê hòa tan Việt Nam chỉ tăng 5%, công ty Vinacafé Biên Hoà lại có tỉ lệ tăng tới 30%.
 
Chưa dừng lại ở đó, trong khảo sát về thị trường cà phê hòa tan trên toàn quốc vừa được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam công bố, “Vinacafé Biên Hòa là nhà sản xuất cà phê hòa tan số 1 Việt Nam” với 41% thị phần.
 
Năm qua, Vinacafé Biên Hoà đã đầu tư phần lớn nguồn lực vào việc phát triển kênh phân phối với mạng lưới hơn 140.000 cửa hàng trên toàn quốc, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của công ty.
 
Song song đó, công ty cũng tập trung vào ngành hàng cốt lõi cà phê hoà tan, đặc biệt là nhãn hàng chủ lực Vinacafé thông qua các chiến dịch tiếp thị đi vào lòng người như “Tinh túy vị thời gian”, “Yêu thương thành lời – Tết 2015”… đã góp phần phục hồi một thương hiệu di sản với các giá trị nguyên bản, tăng độ nhận biết và yêu mến của khách hàng.
 
Vì thế, không quá ngạc nhiên khi nhãn hàng này đạt được các mốc sự kiện quan trọng của năm: Thương hiệu cà phê duy nhất đạt Thương Hiệu Quốc Gia 4 lần liên tiếp (2008 – 2014), cùng thế hệ trẻ Việt Nam tôn vinh “Chất Việt” trên hành trình tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP 2014), chính thức được lựa chọn phục vụ trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.
 
Có thể thấy, Vinacafé đã có một năm bản lề khi tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi, mở rộng kênh phân phối và củng cố vị trí số 1 trong thị trường cà phê hòa tan.
 
Năm 2015 - “Vẫn còn nhiều việc phải làm”
 
Theo một thống kê trước đó của Nielsen, hiện tại có hơn 20 công ty sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam. Trong đó, chất lượng vẫn còn đang là vấn đề bỏ ngỏ, vì thế, kết quả lần này sẽ giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.
 
Đây cũng là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, đưa sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên bản đồ cà phê thế giới.
 
Với bước đà này, công ty Vinacafé Biên Hòa hoạch định chiến lược năm 2015 theo hướng mở tiếp tục mở rộng và phát triển ngành hàng chủ lực – cà phê hòa tan, đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển sâu rộng hơn trong ngành hàng nước uống tăng lực giải khát. Riêng lĩnh vực phát triển sản phẩm cho nhãn hiệu chủ lực Vinacafé vẫn sẽ được giữ nhất quán định hướng “Tôn trọng và gìn giữ các giá trị nguyên bản, đậm chất Việt nhưng phù hợp với xu thế thời đại”.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo