Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng tài sản trí tuệ để đầu tư không?

  • Cập nhật : 28/05/2014

DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ ĐẦU TƯ KHÔNG?

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người biết được rằng có thể tiền tệ hóa tài sản trí tuệ. Có nhiều cách để làm được điều này. Quyền sở hữu trí tuệ có thể được bán, li-xăng, được sử dụng để ký quỹ hoặc thế chấp vay nợ, hoặc là một cơ sở khác để lựa chọn hoặc bổ trợ để gọi vốn từ bạn bè, gia đình, các nhà đầu tư tư nhân (gọi là “các thiên thần kinh doanh” - những người đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nêu tên và cũng thường cung cấp cả kinh nghiệp cũng như các kỹ năng kinh doanh), các nhà tư bản mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh và thậm chí đôi khi từ các ngân hàng thông thường.

Ngoài ra, ở hầu hết các nước, Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp với công nghệ cao và các doanh nghiệp đổi mới khác thông qua các cơ chế cấp, bảo lãnh, trợ cấp và/hoặc cho vay với lãi suất thấp từ các tổ chức tín dụng công và các ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận tầm quan trọng của các tài sản trí tuệ.

Do vậy, là một chủ sở hữu/nhà quản lý một doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều quan trọng là bạn phải quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ của SME của bạn không chỉ như một tài sản về mặt pháp lý mà còn như một công cụ tài chính.

SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ GÓP VỐN ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Tài sản trí tuệ có thể giúp bạn tăng cơ hội nhận được tài trợ kinh doanh từ các nhà đầu tư/người cho vay. Trong quá trình đánh giá yêu cầu hỗ trợ vốn hoặc vay vốn, nhà đầu tư/người cho vay, có thể là một ngân hàng, một tổ chức tín dụng, một nhà tư bản mạo hiểm, hoặc một thiên thần kinh doanh, sẽ đánh giá liệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới của SME đã được bảo hộ như một sáng chế, một mẫu hữu ích, một nhãn hiệu, một kiểu dáng, hay quyền tác giả hoặc các quyền liên quan hay chưa. Sự bảo hộ này thường là một chỉ dẫn tốt về tiềm năng hoạt động tốt trên thị trường của SME của bạn.

Do vậy, quan trọng là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải thuyết phục nhà đầu tư/người cho vay về những cơ hội thị trường mở ra cho doanh nghiệp trong việc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan. Đôi khi một bằng độc quyền sáng chế mạnh có thể mở ra nhiều cơ hội về tài chính.

Việc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả sáng tạo hoặc sáng kiến liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường sẽ đảm bảo một mức độ độc quyền nhất định, và từ đó, bảo đảm một thị phần cao hơn nếu sản phẩm/dịch vụ này tỏ ra thành công đối với người tiêu dùng.

Các nhà đầu tư/người cho vay khác nhau có thể định giá tài sản trí tuệ của bạn theo các cách khác nhau và có thể gán cho quyền sở hữu trí tuệ các mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, có một xu hướng rõ ràng là ngày càng gia tăng sự tin tưởng vào các tài sản trí tuệ như một nguồn lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do vậy, ngay cả ở các nước phát triển, những nhà đầu tư/người cho vay ngày càng hướng vào các công ty có danh mục vốn đầu tư sở hữu trí tuệ được quản lý tốt, ngay cả khi họ phải đương đầu với nhiều vấn đề và khó khăn mới để cố gắng bảo vệ tốt nhất các lợi ích về sở hữu trí tuệ.

Vì thế, với tư cách là chủ sở hữu/nhà quản lý của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn phải từng bước hiểu được giá trị thương mại của tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp bạn sở hữu, đảm bảo giá trị đích thực của chúng thông qua các chuyên gia nếu cần, và hiểu được (các) yêu cầu, nếu có, để tính toán đầy đủ các giá trị của chúng trong các bảng biểu tài chính. Trên tất cả, bạn phải đảm bảo rằng đã bao gồm các tài sản trí tuệ trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khi giới thiệu kế hoạch đó với các nhà đầu tư/người cho vay có tiềm năng.

BẢO ĐẢM HÓA BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ - MỘT XU HƯỚNG MỚI

Cho vay một phần hoặc toàn bộ dựa vào các tài sản trí tuệ là thực tế hiện nay ở các nước phát triển. Ngày càng có nhiều khoản vay thương mại ký quỹ và vay ngân hàng với thế chấp là lợi ích về sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong doanh nghiệp kinh doanh về âm nhạc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào Internet và các khu vực công nghệ cao.

Thông thường, việc thế chấp liên quan đến khả năng đóng góp tài chính của các tài sản khác nhau và đưa lại những đảm bảo mới cho các tài sản đó. Về nguyên tắc, các tài sản này có thể là bất kỳ yêu cầu nào có khả năng sinh ra tiền, hoặc thậm chí loại bỏ những khoản tiền nhận được trong tương lai. Do đó có thể thế chấp cho các khoản thanh toán nhuận bút trong tương lai từ việc li-xăng một sáng chế, nhãn hiệu hoặc bí mật thương mại, hay từ việc viết nhạc hoặc quyền ghi âm của một nhạc sĩ. Trên thực tế, một trong những thế chấp nổi tiếng trong thời gian gần đây liên quan đến việc thanh toán nhuận bút của một nhạc sĩ rock Hoa Kỳ tên là David Bowie.

Hiện tại, thị trường thế chấp dựa trên tài sản sở hữu trí tuệ còn nhỏ do số lượng người bán và người mua còn hạn chế. Nhưng nếu sự phát triển hiện nay của Trao đổi Sở hữu trí tuệ qua Internet là một dấu hiệu thì vấn đề duy nhất là thời gian trước khi mọi thứ có liên quan sẽ làm tăng lợi ích và khả năng sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ để tài trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng. Do sở hữu trí tuệ ngày càng sinh ra nhiều tiền hơn nên cơ hội để thế chấp cũng sẽ nhiều lên.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ CHÍNH XÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TÀI TRỢ VỀ TÀI CHÍNH

Trong khi vấn đề thế chấp xuất hiện để có được vị thế thì việc cho vay theo cách cổ truyền vẫn là nguồn tài trợ bên ngoài chính cho hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tăng các khoản vay chỉ được bảo đảm bởi tài sản sở hữu trí tuệ là rất hiếm; trên thực tế, điều này thường chỉ được áp dụng bởi các nhà tư bản mạo hiểm hơn là các ngân hàng. Nếu bạn yêu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ để ký quỹ vay tiền thì các tài sản sở hữu trí tuệ của bạn có cơ hội được chấp nhận cao hơn nếu bạn chứng minh được khả năng thanh toán bằng tiền mặt của chúng và khả năng có thể được định giá độc lập với doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, bạn phải chỉ ra tính lâu dài của tài sản trí tuệ của bạn, ít nhất là cũng là bằng thời hạn mà bạn phải trả nợ, và khả năng bán được trong trường hợp tịch thu tài sản thế chấp hoặc phá sản.

Về vấn đề này, quan trọng là phải xác định được mọi tài sản trí tuệ của doanh nghiệp CỦA bạn và có được đánh giá khách quan của một công ty định giá có thẩm quyền về các tài sản đó. Giá trị của các quy trình quản lý sở hữu trí tuệ để nhận dạng, giải thích và xác định số lượng tài sản sở hữu trí tuệ đã ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế Internet. Đây là một lý do nữa để bạn nâng cao nhận thức nội bộ về phạm vi và giá trị của việc nắm giữ tài sản trí tuệ, bao gồm cả các bí mật thương mại, có thể được sử dụng để ký quỹ vay tiền.

Cho đến nay, có một sự thật là việc định giá sở hữu trí tuệ bị cả hai phía cho vay và đi vay coi là mang tính chủ quan cao. Trong khi hiện có các biện pháp định giá dựa trên những căn cứ rất tốt thì chúng lại bị coi là quá chủ quan và đa số thường không hiểu. Tuy nhiên, việc tăng sử dụng tiền thù lao thu được từ li-xăng để xác định giá trị tài sản trí tuệ là một sự phát triển vui mừng trong việc phát triển khả năng chấp nhận tài sản trí tuệ như tài sản có giá trị để thế chấp vay tiền và huy động vốn.

Do đó, đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều quan trọng là bạn phải luôn suy nghĩ về vấn đề này trong đầu khi kêu gọi trợ giúp về tài chính nói riêng và khi phát triển chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh nói chung.

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

Mạng các thiên thần kinh doanh châu Âu (http://www.eban.org/) khuyến khích việc trao đổi kinh nghiệm giữa các mạng lưới doanh nghiệp và nêu ra những ảnh hưởng gián tiếp nhằm mục đích tư vấn và hướng dẫn, những phản hồi trực tiếp từ các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và vai trò giáo dục và đào tạo cho mọi thành viên tham gia.

Trang web của Hiệp hội Vốn mạo hiểm châu Âu (http://www.evca.com/sources.html) cung cấp các liên kết với nhiều hiệp hội vốn mạo hiểm trên toàn thế giới.

Trang web của Ủy ban châu Âu (http://www.cordis.lu/finance/src/angels.htm) cung cấp thông tin và các liên kết liên quan đến nguồn tài chính cho các hoạt động sáng tạo và thương mại hóa chúng.

"Sáng kiến đổi mới năm 2000" của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (http://www.eib.org/pub/news/i2i/pmreport.htm) đánh dấu một bước tiến rõ ràng trong các hoạt động cho vay của ngân hàng vào các dự án giàu sáng tạo và tập trung vào năm lĩnh vực chính, một trong số đó là “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề sở hữu kinh doanh." Sự hỗ trợ của EIB chủ yếu là thông qua các hoạt động cho vay, cũng như tài trợ vốn mạo hiểm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thông qua chi nhánh chuyên ngành - Quỹ Đầu tư châu Âu -EIF-http://www.eif.org/sme/default.htm); đối với "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề sở hữu kinh doanh” sự hỗ trợ liên quan đến vận hành vốn mạo hiểm hoặc các công cụ đảm bảo cho vay tiền do EIF quản lý (xem đoạn 7 ở trang chủ của trang web này).

Báo cáo nghiên cứu tháng 2 năm 2001 về “Các công ty đổi mới tài chính thông qua vốn mạo hiểm” so sánh tình hình giữa châu Âu và Hoa Kỳ; có đề cập đến Israel; có thể tìm báo cáo này tại địa chỉ http://www.eib.org/pub/divers/vencap.pdf

Trang web của Hiệp hội vốn mạo hiểm quốc gia (http://www.nvca.org/) giới thiệu về ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Hoa Kỳ.

Bài viết "Đầu tư tài chính và thế chấp sở hữu trí tuệ " tại địa chỉ http://www.bereskinparr.com/art-html/FinancingSecuringIP.html

Bài viết "Tài sản trí tuệ như các nguồn sinh lợi nhuận tiềm năng” tại địa chỉ http://www.bereskinparr.com/art-html/IPCommercialTransactions.html

Bài viết "Vốn mạo hiểm ở Canada: Tập trung cho các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ" tại địa chỉ http://www.idrc.ca/lacro/vencap/lefton.html

Bài viết “Có phải David Bowie mở đầu kỷ nguyên mới về thế chấp sự nổi tiếng?” tại địa chỉ http://www.icicicareers.com/finance/Has%20David%20Bowie%20Started%20a%20New%20 Era%20of%20Celebrity%20Securitizations.htm

Bài viết “Tài trợ cho thương mại điện tử: Những rủi ro pháp lý và thực tiễn” tại địa chỉ http://elj.warwick.ac.uk/jilt/01-1/lipton.html”
 

 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Doanh nghiệp của bạn được hưởng lợi gì từ quyền tác giả /Bản quyền?

    Doanh nghiệp của bạn có tham gia vào việc sáng tạo. ghi âm, xuất bản, phổ biến, phân phối hoặc bán lẻ các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn học không? Doanh nghiệp của bạn có trang tin điện tử/trang web, tài liệu, phim/video giới thiệu về doanh nghiệp của bạn, hoặc có quảng cáo trên báo chí hoặc TV không? SME của bạn có sử dụng các sản phẩm âm nhạc, tranh ảnh hoặc phần mềm của các doanh nghiệp khác chứa trong các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu, các cơ sở dữ liệu, các trang web của họ không? Doanh nghiệp của bạn có quyền sở hữu phần mềm máy tính nào không?

  • 2

    Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn như thế nào?

    Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều bước quan trọng, từ khâu tìm hiểu thị trường xuất khẩu phù hợp, ước tính nhu cầu cho tới khâu tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và gây quỹ. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét để chỉ ra một số nguyên nhân chính vì sao bạn lại phải coi trọng các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi lên kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn (SME) tại các thị trường xuất khẩu.

  • Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn?3

    Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn?

    Trân trọng giới thiệu tới các bạn tài liệu " Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp" của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Bản tài liệu tiếng Việt  này được tinkinhte.com sưu tầm từ internet. Hy vọng tài liệu giúp ích được cho các doanh nghiệp Việt trên con đường hội nhập kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu.
    Các bạn có thể truy cập website của WIPO tại địa chỉ http://www.wipo.int/sme để xem các thông tin đầy đủ, nguyên bản.
     

    Văn phòng luật

    Danh sách luật

    Danh sách đầy đủ >>

    Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

    Thiết kế web nhanh

    Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

    www.webdesign.vn

    Hotline: 098 300 6168

    Tin kinh tế 

    Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

    www.tinkinhte.com

    Quảng cáo: 098 300 6168

    Tin sức khỏe

    Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

    www.tinsuckhoe.com

    Hợp tác: 090 620 7650

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Tin pháp luật

    Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

    www.tinphapluat.com

    Hợp tác: 090 620 7650

    Thế giới thời trang

    Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

    www.fashion365.vn

    Hợp tác: 0127 399 6475

    Cổng nhôm đúc

    Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

    www.congnhadep.com

    Tư vấn: 098 206 9958

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Kiến trúc xanh

    Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

    www.kientrucxanh.net

    Tư vấn: 098 206 9958

    Phong thủy 24h

    Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

    www.phongthuy24h.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    Thiết kế nhà dân

    Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

    www.thietkenhadan.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Web trên smart phone

    Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

    www.mobileweb.vn

    Hợp tác: 098 300 6168

    Máy lọc nước gia đình

    Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

    www.maylocnuocgiadinh.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    Thế giới động vật

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

    www.thegioidongvat.net

    Hợp tác: 0127 399 6475

    tinkhoahoc.com- Ads demo