Doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn có đạt được và duy trì sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

  • Cập nhật : 28/05/2014

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA BẠN CÓ ĐẠT ĐƯỢC VÀ DUY TRÌ SỰ BẢO HỘ QUYỀN SHTT NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn có thể sử dụng tài sản trí tuệ thì nó phải có được các quyền SHTT. Nhiều quyền SHTT cần được cấp hoặc được đăng ký. Ở cấp độ quốc gia, các cơ quan SHTT của các nước tương ứng là những cơ quan duy nhất được trao quyền để cấp hoặc đăng ký các quyền SHTT. Thủ tục để có được và duy trì các quyền này ở các quốc gia có thể khác nhau, nhưng các nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của các thủ tục này là chung đối với hầu hết các nước. Một điểm cần lưu ý là khi các điều kiện xác định được thỏa mãn thì các quyền SHTT cũng sẽ đạt được ở cấp độ khu vực hoặc quốc tế (xem "Bảo hộ các quyền SHTT của doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn ở nước ngoài").

Trước khi tìm kiếm sự bảo hộ quyền SHTT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn ở một nướccụ thể bạn nên tìm hiểu hệ thống pháp luật liên quan đến các vấn đề SHTT ở nước đó. Có nhiều nguồn thông tin về pháp luật SHTT. Có lẽ nơi tốt nhất để bắt đầu nên là cơ quan SHTT hoặc cơ quan bản quyền quốc gia để có được các chi tiết về việc bảo hộ quyền SHTT ở nước bạn. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo Tuyển tập các luật về truy cập điện tử của WIPO (CLEA). Cũng nên tìm sự hướng dẫn từ cơ quan đại diện SHTT hoặc luật sư, đặc biệt khi các luật về SHTT liên quan đòi hỏi người nộp đơn không cư trú ở nước đó phải có đại diện hoặc luật sư được quyền hành nghề ở nước đó. Cơ quan SHTT hoặc đại diện/luật sư về SHTT sẽ có thể tư vấn cho bạn về những ưu đãi đặc biệt, điều kiện giảm phí, dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có được và duy trì quyền SHTT.

Thủ tục đối với các quyền SHTT khác nhau

Thủ tục để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được sự bảo hộ và duy trì các quyền SHTT được tóm lược dưới đây:

SÁNG CHẾ

Bằng độc quyền sáng chế là một quyền độc quyền được cấp cho một sản phẩm hoặc quy trình đã đưa ra một cách thức mới để làm điều gì đó hoặc cung cấp một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề.

Một số đặc điểm chung của các thủ tục cấp và duy trì bằng độc quyền

Ở nhiều quốc gia, bằng độc quyền được cấp sau khi các tiêu chí quan trọng về khả năng được cấp bằng bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp) được xem là thỏa mãn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia không thực hiện thẩm định nội dung vì lý do tài chính hoặc do những sức ép khác. Các cơ quan này tự hạn chế việc thẩm định hình thức mà bạn phải đáp ứng trước khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Một số nước thực hiện thẩm định nội dung sẽ tự động làm việc này khi tiếp nhận đơn sáng chế trong khi một số nước khác chỉ thực hiện việc này dựa trên việc nộp một yêu cầu đặc biệt. Yêu cầu thẩm định phải được nộp trong thời hạn xác định, mà theo luật sáng chế được áp dụng, thời hạn này có thể lên tới nhiều năm. Tùy thuộc vào khả năng trì hoãn việc thẩm định và có hay không cho phép thủ tục phản đối trước khi cấp bằng mà thủ tục cấp bằng độc quyền có thể tốn rất nhiều thời gian. Bởi vậy, nỗ lực được thực hiện ở nhiều quốc gia và cả cấp độ quốc tế là đẩy nhanh thủ tục trước khi cấp bằng. Thêm vào đó, một số quốc gia quy định rằng các đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải được công bố sau một thời hạn nhất định (thường là sau 18 tháng kể từ ngày nộp đơn, hoặc ngày ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (tham khảo phần Các câu hỏi thường gặp)).

Người nộp đơn thường phải nộp lệ phí nộp đơn và có thể phải nộp lệ phí thẩm định (nếu thực hiện thẩm định nội dung) và phí duy trì hiệu lực hàng năm. Ở hầu hết các quốc gia, lệ phí duy trì hiệu lực bằng độc quyền có thể nộp hằng năm (tiền trả hàng năm). Tuân thủ với các nghĩa vụ quốc tế theo Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN và Hiệp định TRIPS, ân hạn tối thiểu là 6 tháng cho việc không nộp lệ phí duy trì hiệu lực, mặc dù các quốc gia được tự do cho phép các ân hạn dài hơn. Việc không nộp phí duy trì hiệu lực trong thời gian ân hạn sẽ dẫn tới việc mất quyền đối với văn bằng bảo hộ một cách hồi tố, nghĩa là tính đến thời điểm gốc đên hạn nộp lệ phí hàng năm.

Để biết thêm thông tin thực tế về chi phí cấp bằng, thời hạn để được cấp bằng và các câu hỏi hữu ích thường gặp khác, xin tham khảo đường dẫn hoặc liên hệ với cơ quan SHTT quốc gia ở nước bạn.

MẪU HỮU ÍCH

Ở một số nước, các sáng chế cũng có thể được bảo hộ dưới dạng mẫu hữu ích, còn được biết tới như "sáng chế nhỏ" hoặc "sáng kiến hữu ích". Các điều kiện đăng ký mẫu hữu ích thường ít nghiêm ngặt hơn (vì không cần tính sáng tạo hoặc chỉ đòi hỏi mức sáng tạo ít hơn), thủ tục đăng ký sẽ nhanh hơn (bởi vì tính mới và trình độ sáng tạo thường không bị kiểm tra trước khi đăng ký), lệ phí cấp và duy trì văn bằng bảo hộ thường thấp hơn so với đơn sáng chế. Đơn thường được nộp cho Cơ quan SHTT quốc gia.

Để biết các thông tin khác về mẫu hữu ích, xin xem thêm phần "Bảo hộ Sáng kiến dưới hình thức Mẫu hữu ích".

NHÃN HIỆU HÀNG HÓA/DỊCH VỤ

Một nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ là dấu hiệu có tính phân biệt dùng để nhận biết các sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định được sản xuất hoặc cung cấp bởi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhóm cá nhân/doanh nghiệp cụ thể cho phép người tiêu dùng có thể phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác.

Một số đặc điểm chung của Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Ở một số nước, việc bảo hộ nhãn hiệu có thể đạt được thông qua đăng ký hoặc sử dụng. Ở một số nước khác, đối với hầu hết các nhãn hiệu, bạn cần  phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu nếu muốn bảo hộ chúng. Thậm chí, nếu bạn lựa chọn bảo hộ mà không cần đăng ký, nghĩa là dựa trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu, thì cũng nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu đó để có được sự bảo hộ tốt và mạnh hơn.

Nếu bạn muốn có được sự bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình thông qua đăng ký thì bạn cần phải nộp đơn đăng ký ở cơ quan nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực, nếu có. Cơ quan này sẽ tiến hành thẩm định đơn ngay khi các lệ phí theo yêu cầu đã được nộp. Có nhiều lý do để có thể từ chối đơn của bạn. Trong thực tiễn, phần lớn các đơn bị từ chối theo các lý do dưới đây:

(i) có khả năng người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn giữa nhãn hiệu của bạn với một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký hoặc với một nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký;

(ii) nhãn hiệu của bạn chỉ mô tả một sản phẩm/ dịch vụ hoặc một tính chất của sản phẩm/dịch vụ;

(iii) nhãn hiệu của bạn bao gồm một thuật ngữ địa lý dẫn đến hiểu sai hoặc không được phép độc quyền sử dụng bởi một doanh nghiệp đơn lẻ;

(iv) nhãn hiệu của bạn vi phạm đạo đức hoặc trật tự công cộng; hoặc

(v) nhãn hiệu của bạn bao gồm hoặc có chứa một yếu tố chưa được cấp phép tương tự hoặc mô phỏng một dấu hiệu chính thức đã được bảo hộ, huy hiệu, quốc kỳ hoặc biểu tượng khác, hoặc dấu chứng nhận của một quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ khác;

Nếu luật nhãn hiệu của quốc gia có quy định về thủ tục phản đối thì đơn sẽ được công bố sau khi đã được thẩm định và bất kỳ người nào có quan tâm sẽ đều có cơ hội phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó nếu cho rằng các quyền của họ có thể bị ảnh hưởng bởi việc đăng ký. Cơ quan nhãn hiệu sẽ ra quyết định dựa trên chứng cứ mà hai bên cung cấp và quyết định này thường sẽ trở thành đối tượng cho việc khiếu nại.

Tùy thuộc vào các luật quốc gia, thời hạn bảo hộ ban đầu của một đăng ký không ít hơn 7 năm (thường là 10 năm). Tuy nhiên, không giống với các quyền SHCN khác, đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần dựa trên việc nộp phí gia hạn. Xin xem thêm phần "Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu".

Để biết thêm các thông tin khác về nhãn hiệu, xin tham khảo phần các câu hỏi thường gặp.

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Trong khi định nghĩa có thể khác nhau ở các quốc gia thì nhãn hiệu tập thể thường được xem là các dấu hiệu để phân biệt nguồn gốc địa lý, chất liệu, cách thức sản xuất, chất lượng hoặc các đặc tính chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chủ sở hữu có thể là một hiệp hội trong đó các doanh nghiệp này là thành viên hoặc các thực thể khác, kể cả tổ chức công hoặc hợp tác xã. Phần lớn các nước đều yêu cầu đơn đăng ký nhãn hiểu tập thể phải kèm theo bản sao quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể và không cho phép việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể. Cũng giống như nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, nhãn hiệu tập thể cũng được duy trì dựa trên việc nộp phí gia hạn.

NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ nổi tiếng được bảo hộ ở hầu hết các quốc gia để chống lại các dấu hiệu được coi là sao chép, mô phỏng hoặc biên dịch từ nhãn hiệu nổi tiếng với điều kiện là chúng có khả năng gây nhầm lẫn trong một bộ phận công chúng có liên quan. Các nhãn hiệu nổi tiếng thường được bảo hộ không phụ thuộc vào việc nó có được đăng ký hay không, đối với các hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đã có danh tiếng riêng. Ở nhiều quốc gia, với những điều kiện nhất định chúng cũng được bảo hộ cho cả những hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự. Cần lưu ý rằng, khi chưa có định nghĩa cụ thể được thừa nhận chung về khái niệm "nhãn hiệu nổi tiếng", thì các nước có thể tham khảo Khuyến nghị chung của WIPO về Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Nhiều quốc gia bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế theo Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN và Hiệp định TRIPS. Bởi vậy, không chỉ các công ty lớn, mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể có cơ hội tốt để tạo dựng đủ uy tín với khách hàng để nhãn hiệu của họ có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ không cần đăng ký. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành đăng ký, với lưu ý rằng nhiều quốc gia cung cấp một sự bảo hộ rộng đối với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký chống lại hành vi làm lu mờ (Điều 16.3 Hiệp định TRIPS), nghĩa là làm giảm danh tiếng của nhãn hiệu do việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó của người khác.

Bạn nên nhận ra thực tế rằng nhiều luật nhãn hiệu đơn thuần thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 16.3 Hiệp định TRIPS và chỉ bảo hộ các nhãn hiệu đã đăng ký nổi tiếng chỉ theo các điều kiện sau:

    hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu khác sử dụng hoặc tìm kiếm sự bảo hộ không trùng hoặc tương tự với hàng hóa mà nhãn hiệu nổi tiếng đã được có danh tiếng

    việc sử dụng nhãn hiệu khác sẽ biểu thị mối liên hệ giữa những hàng hóa này với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và

    lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể bị thiệt hại bởi việc sử dụng đó.

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có nguồn gốc địa lý đặc biệt và có chất lượng hoặc danh tiếng nhờ vào nơi xuất xứ. Nhìn chung, chỉ dẫn địa lý gồm tên địa danh xuất xứ của hàng hóa. Các nông sản thường đặc thù có chất lượng bắt nguồn từ nơi sản xuất và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc biệt của địa phương, như khí hậu và đất. Liệu một dấu hiệu có thực hiện được chức năng như một chỉ dẫn địa lý hay không vẫn là một vấn đề của pháp luật quốc gia và nhận thức của người tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng cho rất nhiều loại nông sản, ví dụ như "Tuscany" cho dầu ôliu được sản xuất ở một vùng đặc biệt của Italia (được bảo hộ, ví dụ, ở Italia theo Luật số 169 của Liên minh châu Âu theo Quy chế (EC) số 2081/92 và ở Hoa Kỳ theo Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ số 571.798).

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

KDCN là sự cấu thành của các đường nét hoặc màu sắc hoặc hình dạng ba chiều tạo ra hình dáng bên ngoài đặc biệt của sản phẩm hoặc đồ thủ công. Chúng bảo vệ khía cạnh có tính trang trí hoặc thẩm mỹ của một đồ vật hữu dụng, thường hấp dẫn với thị giác hoặc xúc giác và có thể được nhân bản với số lượng đáng kể.

Một số đặc điểm chung về thủ tục bảo hộ KDCN

Ở hầu hết các nước, việc bảo hộ KDCN chỉ có thể được thực hiện thông qua đăng ký. Nhiều nước trong số này, không cần tiến hành tra cứu và thẩm định nội dung trước khi cấp đăng ký cho KDCN. Một số nước quy định về việc tra cứu và thẩm định trong trường hợp đơn đăng ký KDCN đã được công bố và có bên thứ ba phản đối đăng ký bằng cách gửi thông báo phản đối. Rất ít nước bảo hộ KDCN mà không cần đăng ký.

Như một quy tắc chung, để được bảo hộ thông qua đăng ký, kiểu dáng phải có tính "mới" hoặc "nguyên gốc". Thời hạn được bảo hộ là khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trong khi thời hạn bảo hộ thông thường là 15 năm (thời hạn đầu tiên là 5 năm và có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 5 năm), một số quốc gia chỉ quy định bảo hộ 10 năm, trong khi có quốc gia lại cho phép bảo hộ thậm chí tới 25 năm. Việc gia hạn bảo hộ thường phụ thuộc vào việc nộp lệ phí gia hạn. Tuy nhiên, không giống như nhãn hiệu, việc bảo hộ KDCN một khi đã được cấp thì lại không bị hủy nếu nó không được sử dụng một cách tích cực.

QUYỀN TÁC GIẢ


Bảo hộ quyền tác giả bao trùm các sáng tạo nguyên gốc trong lĩnh vực văn học (kể cả phần mềm), âm nhạc và nghệ thuật, với mọi cách thức hoặc hình thức thể hiện. Bảo hộ quyền tác giả thường có được một cách tự động một khi tác phẩm của bạn được định hình trong một dạng vật chất nào đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có khả năng hoặc, cá biệt, cần phải tiến hành đăng ký bản quyền.

Những thách thức trong việc đạt được quyền SHTT

Những thách thức mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt để có được sự bảo hộ quyền SHTT bao gồm:

    không đủ nhân lực để triển khai các cơ sở cần thiết để có được quyền SHTT, ví dụ, các tra cứu ban đầu và các thủ tục khác trước khi nộp đơn;

    chi phí cao, đặc biệt, trong quy trình cấp bằng độc quyền sáng chế có thể song song với chi phí cho việc dịch tài liệu và lệ phí cho đại diện SHCN hoặc luật sư;

    thiếu kiến thức "nội bộ" về các quyền SHTT và các thủ tục để bảo hộ các quyền này.

Ở một phạm vi nào đó, các gánh nặng đi kèm với việc đạt được các quyền SHTT sẽ giảm bớt nếu bạn có hiểu biết rộng hơn về việc làm thế nào để sử dụng hệ thống SHTT một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp vừa nhỏ cũng có thể giảm thiểu công việc và chi phí để có được quyền SHTT bằng cách nộp đơn bảo hộ quyền SHTT theo các hiệp định khu vực hoặc quốc tế khi muốn bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài (tham khảo phần "Bảo hộ quyền SHTT của doanh nghiệp vừa nhỏ của bạn ở nước ngoài"), sử dụng những dịch vụ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu có, hoặc lựa chọn các cấp độ bảo hộ thấp hơn như trong trường hợp bảo hộ mẫu hữu ích, nếu pháp luật của nước hoặc các nước được nói tới cho phép các hình thức bảo hộ này.
 

 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Doanh nghiệp của bạn được hưởng lợi gì từ quyền tác giả /Bản quyền?

    Doanh nghiệp của bạn có tham gia vào việc sáng tạo. ghi âm, xuất bản, phổ biến, phân phối hoặc bán lẻ các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn học không? Doanh nghiệp của bạn có trang tin điện tử/trang web, tài liệu, phim/video giới thiệu về doanh nghiệp của bạn, hoặc có quảng cáo trên báo chí hoặc TV không? SME của bạn có sử dụng các sản phẩm âm nhạc, tranh ảnh hoặc phần mềm của các doanh nghiệp khác chứa trong các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu, các cơ sở dữ liệu, các trang web của họ không? Doanh nghiệp của bạn có quyền sở hữu phần mềm máy tính nào không?

  • 2

    Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn như thế nào?

    Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều bước quan trọng, từ khâu tìm hiểu thị trường xuất khẩu phù hợp, ước tính nhu cầu cho tới khâu tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và gây quỹ. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét để chỉ ra một số nguyên nhân chính vì sao bạn lại phải coi trọng các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi lên kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn (SME) tại các thị trường xuất khẩu.

  • Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn?3

    Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn?

    Trân trọng giới thiệu tới các bạn tài liệu " Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp" của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Bản tài liệu tiếng Việt  này được tinkinhte.com sưu tầm từ internet. Hy vọng tài liệu giúp ích được cho các doanh nghiệp Việt trên con đường hội nhập kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu.
    Các bạn có thể truy cập website của WIPO tại địa chỉ http://www.wipo.int/sme để xem các thông tin đầy đủ, nguyên bản.
     

    Văn phòng luật

    Danh sách luật

    Danh sách đầy đủ >>

    Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

    Thiết kế web nhanh

    Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

    www.webdesign.vn

    Hotline: 098 300 6168

    Tin kinh tế 

    Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

    www.tinkinhte.com

    Quảng cáo: 098 300 6168

    Tin sức khỏe

    Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

    www.tinsuckhoe.com

    Hợp tác: 090 620 7650

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Tin pháp luật

    Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

    www.tinphapluat.com

    Hợp tác: 090 620 7650

    Thế giới thời trang

    Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

    www.fashion365.vn

    Hợp tác: 0127 399 6475

    Cổng nhôm đúc

    Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

    www.congnhadep.com

    Tư vấn: 098 206 9958

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Kiến trúc xanh

    Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

    www.kientrucxanh.net

    Tư vấn: 098 206 9958

    Phong thủy 24h

    Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

    www.phongthuy24h.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    Thiết kế nhà dân

    Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

    www.thietkenhadan.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    tinkhoahoc.com- Ads demo

    Web trên smart phone

    Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

    www.mobileweb.vn

    Hợp tác: 098 300 6168

    Máy lọc nước gia đình

    Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

    www.maylocnuocgiadinh.com

    Hợp tác: 098 206 9958

    Thế giới động vật

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

    www.thegioidongvat.net

    Hợp tác: 0127 399 6475

    tinkhoahoc.com- Ads demo